Đau dạ dày (còn gọi là đau bao tử), là một bệnh lý phổ biến từ người già, đến trẻ nhỏ ai cũng có nguy cơ mắc phải. Có người bị đau dạ dày nhưng cũng có rất nhiều người lại không, hoặc chỉ bị nhẹ. Bệnh đau dạ dày làm cho người bệnh thường bị đau thượng vị với nóng rát vùng bụng, thường buồn nôn và nôn, khiến cho người bệnh đầy bụng, khó tiêu, mệt mỏi kèm với chán ăn, thậm chí còn xuất huyết dạ dày.
Vậy nguyên nhân nào khiến bạn dễ đau dạ dày còn người khác lại không? Hãy cùng khám phá nhé!
Những nguyên nhân đau dạ dày là gì?
Ăn không đúng cách là nguyên nhân bị đau dạ dày
Các thói quen ăn uống không tốt, không đúng cách, không hợp lý là một trong những nguyên nhân của bệnh đau dạ dày cho bạn:
Ăn trước khi đi ngủ sẽ làm thức ăn dư thừa không được tiêu hóa kịp, lên men và gây chướng bụng, đầy hơi, khó chịu.
Ăn quá nhanh, thức ăn chưa kịp bị nghiền nát, chưa kịp tiêu hóa sẽ làm cho dạ dày bạn co bóp mạnh hay hoạt động mạnh khiến bạn dễ đau dạ dày.
Ăn không đúng bữa, khi ăn uống vào giờ giấc thất thường không trùng với thời điểm đó, thành dạ dày sẽ co bóp trong tình trạng trống rỗng, lượng axit tiết ra sẽ gây hại cho chính cơ thể bạn.
Ngoài ra, ăn thực phẩm, đồ ăn quá lạnh hoặc nóng cũng sẽ khiến bạn dễ đau dạ dày.
Uống nhiều bia rượu và nước có gas dễ bị đau dạ dày
Mặc dù đã được khuyến cáo bia rượu là chất có hại nhưng vẫn nhiều người dùng hàng ngày.
Chất cồn có trong bia rượu cực kì có hại cho dạ dày. Nó sẽ phá hoại lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Thêm vào đó, men rượu sẽ làm gây tổn thương gan.
Theo đó, khi gan bị tổn thương, tiêu hóa kém đi, làm ảnh hưởng đến dạ dày từng ngày. Ngoài ra, khi uống bia rượu và nước có gas không chỉ tổn thương dạ dày mà còn các cơ quan khác cũng có thể bị ảnh hưởng xấu như gan, thần kinh, tim mạch… Từ đó, làm giảm sức khỏe tổng thể của cơ thể, đồng nghĩa với việc làm giảm sức khỏe của dạ dày.
Hút thuốc lá cũng là tác nhân gây đau dạ dày
Hút thuốc lá không chỉ gây tổn thương phổi, mà các chất độc trong đó sẽ trực tiếp ăn mòn niêm mạc dạ dày, ức chế sự tổng hợp prostaglandin ,chất có vai trò bảo vệ và phục hồi niêm mạc, thu hẹp các mạch máu dạ dày, từ đó dẫn tới tổn thương lớp bảo vệ này.
Bên cạnh đó, nicotine cũng khiến cholat có trong mật bị chảy ra ngoài dẫn tới dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng, từ đó dễ dẫn đến loét dạ dày và ung thư dạ dày.
Làm việc căng thẳng cũng gây đau dạ dày
Khi chúng ta ở tình trạng luôn căng thẳng mệt mỏi sẽ làm cho bạn tức ngực, khó thở, ảnh hưởng không nhỏ đến dạ dày của người bệnh. Đồng thời, khi căng thẳng, các acid HCl sẽ tăng cường tiết dịch trong dạ dày, điều này khiến cho niêm mạc dạ dày bị tổn thương dễ dàng dẫn tới tình trạng đau dạ dày.
Đây chính là một trong những lí do khiến bạn bị đau dạ dày hơn người khác mà bạn không nhận ra.
Uống tinh bột nghệ và mật ong có tác dụng tốt cho dạ dày
Tác dụng của tinh bột nghệ và mật ong từ xa xưa đã được công nhận có nhiều lợi ích để phòng ngừa các bệnh liên quan đến đau dạ dày. Cả nghệ và mật ong được sử dụng làm da vị trong nấu ăn và y học truyền thống ở nhiều nền văn hóa khác nhau. Nghệ chứa một chất gọi là curcumin, đóng vai trò chính trong các hiệu ứng lợi ích đối với sức khỏe.

Về tác dụng đến dạ dày, nghệ và mật ong giúp hồi phục cá chức năng, trị một số vấn đề liên quan và chăm sóc dạ dày khỏe mạnh. Các tác dụng chính của tinh bột nghệ và mật ong với dạ dày:
-
Giảm viêm: Curcumin có tính chất chống viêm mạnh mẽ, có thể giúp giảm viêm và làm dịu các triệu chứng viêm dạ dày như đau và khó tiêu.
-
Bảo vệ niêm mạc dạ dày: Nghệ có thể giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi các tổn thương và vi khuẩn gây viêm.
-
Kháng vi khuẩn: Một số nghiên cứu cho thấy curcumin có khả năng kháng vi khuẩn và kháng vi rút, có thể giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn H. pylori, một trong những nguyên nhân chính gây viêm dạ dày.
-
Kích thích tiêu hóa: Nghệ có thể kích thích sự tiết dịch dạ dày và enzym tiêu hóa, giúp cải thiện quá trình tiêu hóa.
Tuy nhiên, điều quan trọng là nghệ không phải là một liệu pháp điều trị dạ dày duy nhất hoặc thay thế cho các phương pháp y tế chính thống. Nếu bạn có vấn đề về đau dạ dày hoặc triệu chứng liên quan, hãy thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được tư vấn và chẩn đoán chính xác, và tuân theo hướng dẫn của họ.